Mẫu bản kế hoạch kinh doanh quán cafe [Cập nhật 2023]
Bản kế hoạch kinh doanh quán cafe là một bản kế hoạch mô tả các mục tiêu kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp và cách lập kế hoạch để đạt được chúng trong thời gian nhất định. Mẫu kế hoạch kinh doanh thường bao gồm thông tin về mục tiêu, chiến lược, kế hoạch tiếp thị và bán hàng cũng như dự báo tài chính của doanh nghiệp. Trong bài viết này Phan Thiết House sẽ giới thiệu đến bạn đọc mẫu kế hoạch kinh doanh quán cà phê [Chi tiết 2023]
Mẫu bản kế hoạch kinh doanh quán cafe [Cập nhật 2023]
1. Kế hoạch kinh doanh là gì ?
Kế hoạch kinh doanh là một kế hoạch mô tả quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian. Nó đánh giá việc kinh doanh đã có kết quả như thế nào và tìm kiếm những triển vọng để phát triển và thành công trong tương lai. Mỗi doanh nghiệp đều phải lập kế hoạch kinh doanh riêng cho từng giai đoạn, kế hoạch cho từng phòng ban và bộ phận.
Lập ra kế hoạch giống như tấm bản đồ định hướng chỉ dẫn chúng ta cần thực hiện những gì để hoàn thành mục tiêu. Và đây cũng là yếu tố quan trọng khi nhà đầu tư nhìn nhận và đánh giá doanh nghiệp, quyết định có nên đầu tư hay không.
2. Mẫu kế hoạch kinh doanh quán cafe
Để lập một dự án kinh doanh quán cafe, bạn cần tham khảo và thiết kế cho mình một mẫu kế hoạch phù hợp. Dưới đây là mẫu kế hoạch kinh doanh quán cafe do Phan Thiết House gợi ý bạn phải trả lời những vấn đề dưới đây:
Thông tin chung về quán
- Loại hình: quán cafe làm việc, không gian chung cho khách hàng vừa làm việc, vừa thưởng thức cafe.
- Phong cách: theo phong cách cổ điển, sử dụng cây và tranh ảnh để trang trí.
- Tên quán:…………………..
- Địa điểm:………………………
Phân tích khách hàng tiềm năng
Đối tượng khách hàng: Sinh viên và nhân viên văn phòng.
Đặc điểm khách hàng:
– Độ tuổi: 18 – 32 tuổi
– Đặc điểm mua sắm, tiêu dùng: Thường lựa chọn các quán có giá thành phải chăng.
– Nhu cầu: Tìm một quán cafe yên tĩnh để đọc sách và làm việc.
– Địa điểm: Hà Nội, đặc biệt là quận Đống Đa.
– Phương thức tiếp cận thông tin: Thường sử dụng các mạng xã hội hoặc báo điện tử.
Nghiên cứu thị trường
Dưới đây là những thông tin sơ bộ mà chủ cửa hàng cần nghiên cứu
- Tình trạng thị trường: Hiện tại còn hạn chế do dịch COVID-19 diễn ra. Sau khi dịch bệnh ổn định và mọi người quen với trạng thái bình thường mới thì thị trường sẽ có đà phát triển
- Xu hướng tiêu dùng: Mọi người chuyển sang mua hàng online. Nên đầu tư vào việc bán hàng trên website hoặc trang mạng điện tử. Đầu tư nhiều cho chất lượng đồ uống.
- Giá bán chung: Cafe thường có mức giá 30.000 đến 45.000 đồng/ cốc. Đối với các đồ uống đá xay mức giá giao động từ 40.000 – 60.000 đồng/ cốc.
Phân tích đối thủ
Trên thị trường cafe, bạn sẽ thường gặp hai đối thủ là những đối thủ chính và sản phẩm thay thế.
- Đối thủ chính: Các quán cafe trong phạm vi 5km và các quán có nhiều chuỗi lớn như: The Coffee House, Urban Station, Twitter Beans coffee,…
- Sản phẩm thay thế: gồm có các quán trà sữa như Ding tea, Bobapop, Sharetea,…
Sản phẩm và dịch vụ quán cung cấp
Menu gồm có 4 nhóm món chính là cafe, trà, đá xay và thức uống đặc biệt. Ngoài ra quán sẽ có thêm các món ăn vặt đi kèm như hạt hướng dương, bò khô và bánh ngọt. Riêng với những dịp lễ như Giáng Sinh, quán sẽ có thức uống đặc biệt.
Kế hoạch tài chính
Với tài chính, bạn cần chia nhỏ các mục ra để kiểm soát dễ dàng. Chủ cửa hàng nên tham khảo các bên cung cấp máy móc, thiết bị nguyên vật liệu để ước lượng chi phí. Dưới đây là sơ qua các nhóm chi phí mà bạn phải chuẩn bị.
- Máy móc và thiết bị pha chế: 65.000.000 đồng
- Mặt bằng: 20.000.000 đồng
- Nguyên vật liệu pha chế: 50.000.000 đồng/ tháng cho tháng đầu tiên
- Phần mềm bán hàng, quản lý cửa hàng: 15.000.000 đồng
- Marketing: 20.000.0000 đồng/ tháng
- Nhân sự: 35.000.000 đồng
Nhà cung cấp
- Máy móc: Mua trực tiếp tại các cửa hàng điện máy hoặc các bên chuyên cung cấp sản phẩm cho pha chế.
- Phần mềm quản lý: Sử dụng phần mềm bán hàng KiotViet và phần mềm quản lý SimERP.
- Nguyên vật liệu: Lựa chọn tại các chợ đầu mối.
Nhân sự
Chủ quán sẽ phải xác định xem cần những nhân viên nào. Với một quán cafe mới mở, nhân sự chỉ cần khoảng 5 người gồm có:
- Nhân viên pha chế: 2 người. Mỗi người có kinh nghiệm ít nhất 1 năm, có bằng pha chế là một điểm cộng.
- Nhân viên phục vụ: 2 nhân viên. Có kinh nghiệm là một điểm cộng.
- Nhân viên bảo vệ: 1 người. Yêu cầu là nam giới, độ tuổi trẻ là một điểm cộng.
Ngoài ra, chủ cửa hàng sẽ cụ thể hóa các yêu cầu về nhân viên mới và xây dựng một quy trình làm việc, chăm sóc khách hàng. Thậm chí bạn sẽ có bộ quy tắc ứng xử đối với nhân viên và giáo trình đào tạo trước khi vào làm.
Kế hoạch Marketing
Sử dụng chủ yếu là hình thích Marketing online trên mạng xã hội. Lập tài khoản trên Facebook và Instagram và đăng các nội dung trên đó. Các nội dung chủ yếu là về hình ảnh, video món ăn và không gian quán. Ngoài ra, chủ quán sẽ thuê người đăng bài trên các nhóm “review” trên Facebook để thu hút nhiều khách hàng hơn. Riêng với chạy quảng cáo, chủ cửa hàng sẽ chạy với chi phí nhỏ và kiểm tra thử xem liệu có hiệu quả hay không. Sau khi có nguồn vốn sẽ đầu tư mở rộng.
3. Chiến lược kinh doanh quán cafe hiệu quả
Dưới đây là các chiến lược thường được sử dụng, giúp bạn đạt nhiều doanh thu:
3.1 Chiến lược kinh doanh quán cafe tập trung vào sản phẩm
Chất lượng là giá trị cốt lõi cho bất cứ ngành nghề kinh doanh nào. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, các khách hàng thường lựa chọn mua hàng online thay vì đến trực tiếp quán vì sự tiện lợi và an toàn trong mùa dịch COVID. Do đó, chủ quán cần đầu tư nhiều hơn vào chất lượng đồ uống, thức ăn. Bạn có thể sử dụng các cách sau:
- Cải thiện bao bì: Bao bì nên phù hợp với thị hiếu khách hàng trong từng giai đoạn. Ngoài ra, bao bì cốc cũng cần thể hiện đặc điểm nhãn hàng để người mua nhớ tới quán.
- Tạo thực đơn với đồ uống đặc biệt: Những món như cafe đá, cappuccino, latter,… là những đồ uống phổ biến, xuất hiện nhiều trên menu của các cửa hàng cafe. Do đó, bạn cần tạo sản phẩm mới của riêng mình, làm khách hàng ấn tượng và nhớ tới. Đừng quên đặt những cái tên thật “kêu” cho chúng nhé!
- Sử dụng nguyên liệu đặc biệt: Chủ cửa hàng nên tạo những mùi vị mới cho các đồ uống phổ thông.
3.2 Tập trung không gian
Không gian đóng góp một phần không nhỏ đến việc kinh doanh quán cafe của bạn. Khách hàng thường có xu hướng quan tâm đến cách bài trí, không gian và đặt chúng làm một trong những yếu tố quan trọng khi lựa chọn quán. Để tiết kiệm chi phí khi trang trí quán cafe, chủ cửa hàng có thể sử dụng những vật dụng cũ, có tính thẩm mỹ cao. Hơn nữa, bạn cũng nên lưu ý đến yếu tố khí hậu và đưa ra những phương án phù hợp để cải tạo không gian. Ví dụ, khi trời nóng, bạn có thể trang trí thêm cây cảnh giúp quán trông mát và dễ chịu hơn.
3.3 Xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng
Bên cạnh chất lượng đồ uống, không gian, dịch vụ chăm sóc khách hàng đóng vai trò không nhỏ đến việc thu hút và giữ chân khách hàng. Chủ quán nên xây dựng văn hóa phục vụ riêng cho nhân viên và đưa nó vào kế hoạch đào tạo. Ngoài ra, bạn cần đưa ra các chương trình khuyến mãi cho khách hàng mới, tri ân khách hàng cũ và tặng các món quà vào ngày lễ đặc biệt. Thậm chí, quán có thể tặng phiếu giảm giá hoặc đồ ăn đi kèm nhân dịp sinh nhật khách. Họ sẽ nhớ đến sự tận tình, chu đáo và sẽ quay lại quán vào những lần sau.
Trên đây là bài viết Mẫu bản kế hoạch kinh doanh quán cafe [Cập nhật 2023]. Công ty Phan Thiết House tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến xây dựng. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Xem thêm: mẫu thiết kế quán cafe hiện đại Phan Thiết